Mách bạn cách trị táo bón hiệu quả
Những người bị táo bón kinh niên thường có hai lựa chọn, hoặc là cố chịu đựng hoặc là dùng thuốc xổ. Nhưng dùng thuốc xổ liên tục sẽ dẫn đến nguy cơ tổn thương niêm mạc và đồng thời gây nguy hiểm cho tim.
Top 10 loại thực phẩm loại trừ chứng táo bón
Giúp thai phụ đẩy lùi chứng táo bón
Mẹo hay chữa táo bón
Dưới góc nhìn y học thì táo bón không phải là bệnh lý thông thường mà thậm chí nó còn khá nguy hiểm. Khi bị táo bón, các chất độc tích lũy trong khung ruột sẽ là cơ hội để phát triển nhiều các bệnh khác như nhức đầu, mệt mỏi, dị ứng... nặng hơn thì là viêm đại tràng mãn tính, trĩ và thậm chí là ung thư ruột già.
Những người bị táo bón kinh niên thường có hai lựa chọn, hoặc là cố chịu đựng hoặc là dùng thuốc xổ. Nhưng dùng thuốc xổ liên tục sẽ dẫn đến nguy cơ tổn thương niêm mạc và đồng thời gây nguy hiểm cho tim vì nó làm mất đi hai chất cần thiết cho hoạt động của tim là kali và chất khoáng.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc chống táo bón được bán tự do cho nên việc chữa bệnh theo triệu chứng mô tả được coi là thuận tiện với nhiều người, ví dụ như thuốc nhuận tràng. Nhưng dùng thuốc như vậy không giải quyết được tận gốc vấn đề. Việc điều trị táo bón cần phải điều trị từ đúng nguyên nhân.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới táo bón như do thói quen ăn uống không khoa học; ít vận động (thường xảy ra với dân văn phòng); lười đi cầu, nén hoặc nhịn việc đi cầu; bị mất ngủ, căng thẳng; do gặp phải những vấn đề ở ruột; hoặc hút thuốc lá, uống quá nhiều trà và cà phê.
Có những cách đơn giản nhưng lại vô cùng hữu hiệu trong việc điều trị tận gốc chứng táo bón, hơn nữa lại khá tiết kiệm. Chỉ cần một chút kiên trì, những người hay bị táo bón sẽ không còn phải quá lo lắng về vấn đề này.
- Uống một cốc sữa ấm trước khi đi ngủ. Điều này giúp cho cơ thể bạn sẽ dễ dàng bài tiết ra những chất cặn bã để “tống khứ” ra bên ngoài vào sáng hôm sau. Trong trường hợp bạn bị táo bón nặng, hãy hoà thêm 2 thìa cà phê thầu dầu vào trong cốc sữa.
- Uống 1 lít nứơc ấm và đi bộ khoảng vài phút ngay lập tức sau khi thức dậy vào buổi sáng. Hoặc là uống một ly nước lạnh vào buổi sáng, kết hợp với xoa bụng.
- Uống nước chanh pha lẫn với nước ấm từ 2 - 3 lần/ngày. Ngoài ra nên ăn những loại thực phẩm dễ tiêu hoá, bổ sung nhiều rau, củ quả để tăng cường chất xơ, hạn chế và tránh ăn những đồ ăn khô như đậu tương, lạc...
- Chỉ ăn khi đói, không nên ăn thành nhiều bữa và mỗi bữa ăn nên cách nhau 4 tiếng.
- Luyện tập thể dục đều đặn. Việc luyện tập chính là phương thuốc hữu hiệu giúp phòng ngừa và điều trị bệnh táo bón. Nên vận động tối thiểu hai lần trong ngày, mỗi lần 15 phút bằng cách nằm ngửa và co chân đạp xe tưởng tượng.
- Ngủ đủ giấc. Thiếu ngủ cũng chính là một trong số những thủ phạm gây nên căn bệnh táo bón. Chính vì thế nếu không muốn bị chứng táo bón hoành hành mỗi ngày bạn cần ngủ đủ giấc trong vòng khoảng 8 tiếng/ngày.
- Xoa bóp vùng bụng dưới và nhất là dọc hai bên xương cùn đến ngang eo lưng sau mỗi bữa ăn.
- Sau bữa ăn chiều, nên dùng một chút nước ép nha đam, dầu ô-liu với vài giọt chanh vắt.
- Không uống trà, cà phê, nếu có thể thì uống nước khoáng có nhiều kali càng tốt.
- Nên tạo thói quen đại tiện đều đặn hàng ngày, dù là có muốn hay không. Khi thấy có cảm giác muốn đại tiện thì nên đi ngay, vì nếu trì hoãn, phân nằm lâu trong ruột sẽ bị hút hết nước thành khô cứng, khó đẩy ra.
Một vài cách đơn giản trên có thể sẽ rất có ích trong việc "giải quyết tận gốc" bệnh táo bón hơn bất kì loại dược phẩm nào. Với những người may mắn ít khi hoặc chưa bao giờ bị táo bọn thì cũng nên chú ý để tránh bị vì một khi bị táo bón liên tục thì sẽ rất mất thời gian trong việc chữa trị.
Saturday, 15 December 2012
Friday, 2 November 2012
Apr 16, '12 5:17 PM
for everyone |
Tác giả Cốc Đại
Phong, người Trung Quốc, có gia đình 5 đời sống thọ trên trăm tuổi truyền đạt
lại phương pháp tự xoa bóp rất hiệu quả.
Xin giới thiệu dưới đây những thủ thuật chính.
Đông y quan niệm rốn là nơi tập trung nguồn dinh dưỡng của cơ thể. Khi xoa bóp phải tập trung hướng về rốn. Xoa trực tiếp lên da. Lực mạnh yếu tuỳ thuộc vào sức khoẻ. Bất cứ lúc nào rảnh rỗi cũng có thể tự xoa bóp, nhưng xoa bóp vào buổi sáng khi mới thức dậy là tốt nhất.
1- Giữ tư thế ngồi thiền, xoa hai bàn tay vào nhau cho nóng lên, sau đó xát lòng bàn chân mỗi bên 30 lần.
2- Day ấn huyệt dũng tuyền (ở 1/3 trên lòng bàn chân, tại điểm lõm khi đầu ngón chân cong lại) 5 lần.
Xin giới thiệu dưới đây những thủ thuật chính.
Đông y quan niệm rốn là nơi tập trung nguồn dinh dưỡng của cơ thể. Khi xoa bóp phải tập trung hướng về rốn. Xoa trực tiếp lên da. Lực mạnh yếu tuỳ thuộc vào sức khoẻ. Bất cứ lúc nào rảnh rỗi cũng có thể tự xoa bóp, nhưng xoa bóp vào buổi sáng khi mới thức dậy là tốt nhất.
1- Giữ tư thế ngồi thiền, xoa hai bàn tay vào nhau cho nóng lên, sau đó xát lòng bàn chân mỗi bên 30 lần.
2- Day ấn huyệt dũng tuyền (ở 1/3 trên lòng bàn chân, tại điểm lõm khi đầu ngón chân cong lại) 5 lần.
3- Xoa bóp từ ngón chân ngược lên đùi, từ đùi xuống bàn chân, mỗi bên 30 lần.
4- Xoa bóp từ đầu ngón tay ngược lên gốc cánh tay, rồi từ gốc cánh tay xuống bàn tay, mỗi bên 30 lần.
5- Day ấn huyệt hợp cốc (giữa đầu trên xương bàn tay 1, 2 phía mu tay) 5 lần mỗi bên.
6- Nhắm mắt, xát nhẹ từ trong ra ngoài đuôi mắt 20 lần.
7- Mở to mắt nhìn thẳng phía trước vào một điểm nào đó, sau đó đảo mắt 360 độ theo chiều từ phải sang trái 20 lần. Nhìn thẳng một lúc, sau đó lại đảo mắt 360 độ theo chiều ngược lại (làm tinh mắt, chống mỏi mắt).
8- Dùng hai ngón tay cái xát dọc hai bên sống mũi 20 lần , vừa xát vừa hít vào thở ra theo chiều lên xuống (tác dụng chống sổ mũi, hắt hơi, cảm)
9- Dùng lòng bàn tay xoa đều toàn bộ khuôn mặt 20 lần.
10- Dùng hai lòng bàn tay bịt chặt hai lỗ tai, các ngón tay 2, 3, 4 gõ đều vào xương chấm sau gáy 20 lần (tác dụng chống ù tai, nghe không rõ)
11- Dùng 10 đầu ngón tay làm lược chải tóc từ trước ra sau 20 lần (chống rụng tóc, làm đen tóc)
12- Dùng đầu lưỡi rê dọc các chân răng hàm trên, hàm dưới, bên trong, bên ngoài 20 lần.
13- Dùng răng hàm dưới gõ lên răng hàm trên 20 lần
14- Tự súc trong miệng, cho đến khi đầy nước bọt trong miệng, chia làm 3 lần nuốt xuống dạ dày (giúp cho hệ tiêu hoá tốt, chống no hơi)
15- Lấy lòng bàn tay phải xát chéo từ dưới bụng lên ngực trái 30
lần. Lòng bàn tay trái xát chéo từ bụng lên ngực phải 30 lần.
16- Dùng lòng bàn tay phải xát vòng quanh bụng theo chiều kim đồng hồ lấy rốn làm tâm 30 lần, sau đó lòng bàn tay trái xát theo chiều ngược lại 30 lần (tác dụng chống no hơi, chống táo bón)
17- Ngồi thẳng lưng, áp sát hai lòng bàn tay vào hai bên cột sống thắt lưng, xát lên xát xuống 30 lần (tốt cho thận, chống đau lưng)
18- Ngồi thở ra hết rồi hít vào từ từ cho bụng phình hết cỡ, cứ vậy 20 lần.
BS. LÊ HỒNG TÂN
![]() |
Apr 13, '12 5:43 AM
for tom's network |
Thuốc nam chữa
bịnh đau dạ dày
Dạ dày:
5 quả chanh tươi, thái lấy vỏ đun sôi 15 phút với lượng nước đủ uống trong ngày. Nếu đắng cho thêm mật ong (riêng mình chịu được đắng)
Uống trong vòng nửa tháng có thể khỏi hẳn.
Xoang:
Cây Kim giao, thái tươi rồi đem phơi nắng hoặc sao khô.
Bỏ 1 hay 2 cục than củi vào chén, bỏ 1 nhúm Kim giao sao khô vào. Lấy giấy cuộn thành phễu và ngửi khói của nó.
Người mách chữa theo 2 cách này đều khỏi cả
5 quả chanh tươi, thái lấy vỏ đun sôi 15 phút với lượng nước đủ uống trong ngày. Nếu đắng cho thêm mật ong (riêng mình chịu được đắng)
Uống trong vòng nửa tháng có thể khỏi hẳn.
Xoang:
Cây Kim giao, thái tươi rồi đem phơi nắng hoặc sao khô.
Bỏ 1 hay 2 cục than củi vào chén, bỏ 1 nhúm Kim giao sao khô vào. Lấy giấy cuộn thành phễu và ngửi khói của nó.
Người mách chữa theo 2 cách này đều khỏi cả
Bảng thực phẩm kỵ nhau
kimcokynhan
10/06/2008
Thực phẩm là nguồn cung cấp dưỡng chất cho cơ thể hàng ngày. Điều cần thiết là sử dụng thực phẩm thế nào cho đúng, tránh dùng những thực phẩm kỵ nhau. Ăn nhằm chúng khiến cơ thể chẳng những không hấp thu được dưỡng chất mà có thể gây mệt mỏi, khó chịu, mắc một số bệnh hoặc nặng hơn là …về chầu ông bà !Trong bài viết này tôi sưu tầm một số thực phẩm kỵ nhau theo kinh nghiệm dân gian hoặc các bài báo khoa học gần đây và mạn phépphóng tác có cường đại về hậu quả, tai hại của việc dùng kết hợp các thực phẩm này.
(23/09/2008) Gần đây báo đài đăng tin về vụ này quá xá, tôi hy vọng quý vị đừng quá tin tưởng vào bảng thực phẩm kỵ nhau này mà cũng đừng phủ nhận, hãy từ từ thí nghiệm…
Như đã nói ở trên, phần hậu quả và tác hại tôi mạn phép phóng tác có cường đại nên quý vị nào ăn mà không chết xin đừng trách tôi không báo trước.
BẢNG THỰC PHẨM KỴ NHAU
|
|||||
|
|
|
|
|
|
STT
|
Tên các thực phẩm kết hợp
|
Cách ăn,
cách uống, cách chế biến |
Hậu quả, tác hại
|
||
Tên thực phẩm
|
+
|
Tên thực phẩm
|
|||
1
|
Mật ong
|
+
|
Sửa bò, sữa đậu
nành, bột sắn dây
|
Pha uống
|
Ngọt ngào chất bổ sủi
tăm
Bất ngờ tắc tử đi thăm ông bà |
2
|
Gan heo
|
+
|
Giá
|
Xào
|
Ban đầu mất sạch bổ
tươi
Lâu dần chất chứa trong người ung thư |
3
|
Thịt gà
|
+
|
Rau kinh giới
|
Ăn cùng
|
Chân tay phong thấp
liên miên
Tóc tai ngứa ngái, muốn điên cái đầu |
4
|
Thịt gà
|
+
|
Rau cải
|
Ăn cùng
|
Bồn chồn, mệt mỏi,
nôn nao
Âm dương khí huyết thoát vào hư vô |
5
|
Nước luộc gà
|
+
|
Rau cải xanh
|
Chấm
|
Chỉ lo phòng chống
Siđa
Đâu ngờ chất độc bảng A giết mình |
6
|
Thịt dê
|
+
|
Dưa hấu
|
Ăn cùng,
Tráng miệng |
Tàn canh chè chén
no say
Mới hay ngộ độc lăn quay ra bàn |
7
|
Thịt ba ba
|
+
|
Rau dền, rau sam
|
Ăn cùng
|
Tựa như uống phải
cường toan
Bụng đau quằn quại, khó toàn vẹn thân |
8
|
Thịt heo
|
+
|
Ấu tàu
|
Rang
|
Hỏi người ăn uống
linh tinh
Hỏi ai xui xẻo, động kinh sụt sùi |
9
|
Chuối hột
|
+
|
Mật ong, đường
|
Ăn cùng
|
Đứng lên ngồi xuống
thấy thương
Bụng phình, dạ trướng, dọc đường phân rơi |
10
|
Chuối tiêu
|
+
|
Khoai môn, khoai sọ
|
Ăn cùng
|
Mặt mày nhăn nhó
rên la
Ruột đau quằn quại như là dao đâm |
11
|
Trứng vịt, ngỗng
|
+
|
Tỏi
|
Ăn cùng
|
Ăn no ngon miệng ngồi
cười
Thôi rồi chết chắc, mười mươi rõ ràng |
12
|
Canh trứng nấu cà
chua
|
+
|
Hành lá
|
Ăn cùng
|
Tuổi trời chẳng được
bao lâu
Chết vì chất độc mà đâu biết gì |
13
|
Thịt chó
|
+
|
Cải thìa
|
Xào
|
Mồ hôi rớt tựa mưa
bay
Bơ phờ đi tả, suốt ngày hôn mê |
14
|
Thịt chó
|
+
|
Nước trà
|
Ăn -> uống
|
Nếu mà không chết
liền ngay
Thì còn sống sót đến ngày… ung thư |
15
|
Sữa bò
|
+
|
Cam, quýt, bưởi,
chanh
|
Pha uống
|
Vui thay cơ hậu hỏng
phanh
Dậy mùi thum thủm, liên thanh sấm rền |
16
|
Thịt ngỗng
|
+
|
Lê
|
Ăn cùng,
Tráng miệng |
Ban ngày ban mặt
chiêm bao
Mơ màng thân thể sốt cao đùng đùng |
17
|
Sữa đậu nành
|
+
|
Đường đen / Đường đỏ
|
Pha uống
|
Bụng phình, ùng ục
âm thanh
Cấp kỳ tháo dạ hoành hành suốt đêm |
18
|
Thịt rắn
|
+
|
Củ cải
|
Xào
|
Dẫu người công lực
cực cao
Xà quyền cũng khó thoát đao tử thần |
19
|
Bị rắn cắn
|
+
|
Cua, cá
|
Cắn -> ăn
|
Nhọc lòng phí sức
làm chi
Đằng nào cũng chết, việc gì phải lo |
21
|
Cá chép
|
+
|
Cam thảo
|
Ăn cùng
|
Cuộc đời hết mộng hết
mơ
Vô tình trúng độc bất ngờ chết queo |
22
|
Khoai lang
|
+
|
Hồng, mận
|
Ăn cùng
|
Ăn nhiều sung sướng
đã nư
Dạ dày viêm loét, tổn hư tá tràng |
23
|
Củ cải
|
+
|
Hoa quả
|
Ăn cùng
|
Ngày ngày I-ốt ăn
hoài
Nào ngờ bứu cổ một hai lên mầm |
24
|
Củ cải
|
+
|
Nhân sâm
|
Ăn cùng
|
Tham ăn nhiều thứ
làm chi
Thập toàn… bổ ngửa, phí đi của giời ! |
25
|
Khoai tây
|
+
|
Cà chua
|
Ăn cùng
|
Ung thư, bệnh hiểm
nghèo sao !
Nguyên nhân mình mới ăn vào đấy thôi |
26
|
Hải sản, ngêu, sò, ốc,
hến, tôm, cua, cá, trai, hào… (các loài nhuyễn thể dưới biển và trên đồng)
|
+
|
Trái cây, cam, bưởi,
dưa hấu, chanh, cà chua, ớt… (nhất là thực phẩm giàu Vitamin C)
|
Ăn cùng,
Tráng miệng |
Ngày về với Chúa chẳng
xa
Bởi vì chất độc bảng A chết người |
http://kimcokynhan.wordpress.com/2008/06/10/thucphamkynhau/
![]() |
Mar 20, '12 3:53 AM
for tom's network |
Một số món ăn kỵ nhau:
1. Khi uống nhân sâm, nên kiêng ăn tất cả các loại củ cải (đỏ, trắng, xanh...)
và hải sản đều là cấm kỵ sau khi bạn uống nhân sâm. Theo y học cổ truyền, củ
cải và đồ biển đại hạ khí, còn nhân sâm đại bổ khí, hai thứ triệt tiêu lẫn
nhau, gây hại cho người sử dụng. Dù là sắc hay hấp cách thủy, bạn cũng không
được dùng đồ kim loại để nấu nhân sâm. Sau khi dùng loại dược liệu này, bạn
không được uống trà, vì trà sẽ làm giảm tác dụng của nhân sâm.
2. Không nên xào nấu gan động vật với các thứ rau quả có
nhiều vitamin C, cũng không nên dùng các loại rau quả này sau khi ăn món gan
động vật. Lý do là trong gan động vật, hàm lượng đồng, sắt và một số nguyên tố
kim loại khác khá cao. Các ion kim loại rất dễ làm cho vitamin C bị ôxy hóa và
mất hết công hiệu. Ví dụ như: Giá đậu và gan lợn: Các nhà khoa học phân tích
100g gan lợn thấy có 2,5mg đồng và trong giá đậu có nhiều vitamin C. Nếu ta xào
lẫn hoặc ăn gan lợn với giá đậu cùng một lúc hoặc trong thời gian gần nhau sẽ
làm vitamin C bị oxy hoá. Kết quả giá đậu thành chất bã sẽ không còn chất bổ.
3. Không ăn dưa chuột với
những món có nhiều vitamin C, vì dưa chuột chứa một loại men phân giải vitamin
C. Ví dụ: Dưa chuột kỵ cà chua.
4. Các loại động vật có vỏ sống trong nước + chất vitamin
C:
Các loại động vật có vỏ: như tôm nước ngọt có nhiều hợp chất asen hóa trị 5 sau khi ăn nếu uống vitamin C hay ăn những thức ăn có chứa vitamin C như ớt, cà chua, mướp đắng, cam quýt, chanh... sẽ làm cho a sen hóa trị 5 biến thành a sen hóa trị 3, túc là chất thạch tín có độc bảng A có thể chết. Vì vậy đã uống vitamin C và ăn các thứ có vitamin C thì tuyệt đối không được ăn các loại động vật có vỏ sống trong nước.
Các loại động vật có vỏ: như tôm nước ngọt có nhiều hợp chất asen hóa trị 5 sau khi ăn nếu uống vitamin C hay ăn những thức ăn có chứa vitamin C như ớt, cà chua, mướp đắng, cam quýt, chanh... sẽ làm cho a sen hóa trị 5 biến thành a sen hóa trị 3, túc là chất thạch tín có độc bảng A có thể chết. Vì vậy đã uống vitamin C và ăn các thứ có vitamin C thì tuyệt đối không được ăn các loại động vật có vỏ sống trong nước.
5. Sữa đậu nành và trứng
gà: Sữa này có men protidaza kiềm chế các protein trong trứng gà, cản trở tiêu
hóa, gây khó tiêu, đầy bụng.
6. Sữa bò và nước hoa
quả: Nước hoa quả có tính axít, làm biến đổi tính chất của sữa bò gây khó tiêu.
7. Củ cải trắng và các
loại lê, táo, nho: Ceton đồng có trong những loại trái cây này phản ứng với
axit cianogen lưu huỳnh trong củ cải, khiến người ăn bị suy tuyến giáp trạng và
bướu cổ.
8. Thịt dê kỵ giấm: Giấm
chứa nhiều acid acetic, thịt dê chứa nhiều hoạt chất sinh học và đạm, hai thứ
ăn chung acid acetic sẽ phá hủy thành phần dinh dưỡng của thịt dê.
9. Thịt dê, thịt chó và nước chè: Thịt chó và thịt dê rất
giàu protein. Nếu vừa ăn thịt chó hoặc thịt dê mà lại uống nước chè ngay thì
chất acid tanic có trong nước chè sẽ kết hợp thành protein trong thịt chó hoặc
thịt dê tạo thành chất tannalbin làm se niêm mạc ruột, giảm nhu động ruột dễ
dẫn đến táo bón, nguy cơ gây ra ung thư.
10. Rau dền và quả lê
vốn kỵ nhau, nếu ăn cùng sẽ dễ bị nôn. Ngoài ra, bạn cũng không nên tráng miệng
bằng quả lê sau bữa ăn có thịt ngỗng, vì hai món này khi kết hợp dễ gây sốt.
11. Hồng với cua. Loại
quả này cũng không nên ăn cùng khoai lang: Tinh bột trong khoai lang kích thích
dạ dày tiết ra axít, tác dụng với chất chát tanin trong quả hồng, gây viêm loét
và chảy máu dạ dày.
12. Thịt chó không nên
ăn với tỏi (vì sẽ gây khó tiêu).
13. Sữa
đậu nành và đường đen
Đường đen có chất axít Osalic và axít malic, nếu dùng đường đen sẽ gây ra tác dụng axít sinh ra chất "lắng biến tính", chất bổ sẽ bị giảm đi. Trẻ sơ sinh sẽ bị đầy bụng hoặc mất đi chức năng tiêu hóa. Vậy nên ta phải dùng đường trắng.
Đường đen có chất axít Osalic và axít malic, nếu dùng đường đen sẽ gây ra tác dụng axít sinh ra chất "lắng biến tính", chất bổ sẽ bị giảm đi. Trẻ sơ sinh sẽ bị đầy bụng hoặc mất đi chức năng tiêu hóa. Vậy nên ta phải dùng đường trắng.
14. Tỏi + trứng
vịt: nếu tráng trứng vịt
với tỏi rất độc.
15. Cá chép kỵ thịt cầy: Cá chép chứa nhiều hoạt chất
sinh học, thịt cầy cũng với thành phần dinh dưỡng phong phú, hai thứ ăn chung
xảy ra phản ứng hóa học phức tạp, sản sinh ra chất có hại cho cơ thể.
16. Bí rợ kỵ cải thìa:
Bí rợ chứa enzym phân giải vitamin C, khi ăn chung với cải thìa sẽ làm giá trị
dinh dưỡng của cải thìa.
17. Muối tiêu và khoai môn (nếu ăn cùng dễ làm ruột đau
thắt). Chuối hột thì kỵ mật mía, đường (ăn cùng lúc bị chướng bụng).
18. Dưa hấu và thịt dê
(ăn cùng dễ trúng độc).
19. Các loại quả có tính
axit tanic như ổi, hồng, nho nếu ăn cùng hải sản sẽ khó tiêu hóa, gây đau bụng,
buồn nôn.
20. Cà chua kỵ khoai
lang, khoai tây: Cà chua chứa nhiều chất toan, cùng với khoai lang trong dạ dày
sẽ hình thành chất khó tiêu, rất dễ dẫn đến đau bụng; tiêu chảy và rối loạn
tiêu hóa.
21. Cà chua kỵ rượu: Cà
chua chứa acid tannic, có thể hình thành chất khó tiêu trong dạ dày, gây tắc
nghẽn đường ruột.
22. Mật ong kỵ đậu hũ:
Chị
Ngà ở Đồng Tháp mua tào phớ cho mẹ chồng ăn. Do hết đường cát nên chị lấy mật
ong pha vào tào phớ. Sau khi ăn vài giờ, mẹ chồng chị than mệt, khó thở, một hồi
sau thì hôn mê. Bà cụ tử vong trên đường đến bệnh viện.
Đến
nay, chị Ngà không biết bà cụ mất vì bị bệnh tim mạch sẵn có hay vì hai món ăn
kỵ nhau. Nhưng theo lương y Trần Khiết, giảng viên Đại học Y Dược TP HCM, nhiều
khả năng là do thức ăn. Trong tào phớ thường có thạch cao và trong mật ong thì
có đường. Hai thành phần này gặp nhau sẽ tạo hiện tượng vón cục, đông cứng
trong dạ dày, làm người ăn khó thở, hụt hơi rồi hôn mê. Đặc biệt, nếu nạn nhân
có bệnh tim mạch thì càng tử vong nhanh hơn.
23. Đậu hũ (tào phớ) kỵ hành: Đậu hủ chứa nhiều calci, hành
chứa acid oxalic, hai thứ ăn chung sẽ tạo kết tủa oxalac calci, không dễ tiêu
hóa hấp thu, có hại cho cơ thể.
24. Đào lông kỵ thịt ba ba: Thịt ba ba chứa nhiều đạm, đào
lông chứa nhiều acid malic, acid này sẽ làm cho đạm bị biến chất, làm giảm giá
trị dinh dưỡng, cho nên, thịt ba ba không thích hợp ăn chung với đào.
25. Tiêu muối kỵ chè - cháo: Lương thực ngũ cốc đều chứa
nhiều vitamin nhóm B; chất khoáng và xơ, các chất dinh dưỡng này rất dễ phân
giải trong môi trường kiềm, tạo ra lãng phí dinh dưỡng, khi dùng ngũ cốc nấu
cháo thì không nên bỏ tiêu muối (người ta nấu chè, cháo hay bỏ vào tiêu muối
cho mau nhừ). ( Lời bình : Cái này chắc là muối
diêm chứ không phải muối và
tiêu.)
26. Thịt ba ba kỵ trứng gà: Thịt ba ba chứa nhiều hoạt chất
sinh học, trứng gà là đạm chất lượng cao, hai thứ ăn chung sẽ dẫn đến chất đạm
biến chất; làm giảm giá trị dinh dưỡng, thai phụ và sản phụ không nên ăn.
27. Thịt bò kỵ hạt dẻ: Thịt bò chứa nhiều đạm, hạt dẻ chứa
nhiều vitamin C làm cho đạm bị biến chất, dẫn đến làm giảm giá trị dinh dưỡng.
28. Cà rốt kỵ củ cải: Cà rốt chứa nhiều enzym phân giải
vitamin C, củ cải giàu vitamin C, hai thứ này ăn chung sẽ phá hủy các thành
phần dinh dưỡng.
29. Củ cải kỵ nấm mèo đen: Củ cải chứa nhiều engym, nấm mèo
đen chứa nhiều hoạt chất sinh học, hai thứ ăn chung có thể phát sinh phản ứng
hóa học phức tạp, dẫn đến phát sinh viêm da.
30. Rượu kỵ thịt bò: Thịt bò có tác dụng bồi bổ, rượu cũng
là chất cay nóng, hai thứ ăn chung dễ dẫn đến các chứng như táo bón; viêm khóe
miệng; mắt đỏ; ù tai
http://www.thaythuoccuaban.com/chedoan/monankynhau.html
Mar 20, '12 1:12 PM
for everyone |
Không ít căn bệnh, thậm chí cái chết có nguyên nhân từ chính những
thực phẩm hằng ngày. Bởi những thực phẩm đó có chứa độc tố mà bạn không hề hay
biết.
Dưới đây là 8
thực phẩm thường ngày chứa độc tố có thể… giết chết người.
1. Cà chua xanh
Cà chua xanh có chứa chất độc Solanine. Do đó, khi ăn cà chua
xanh, khoang miệng có cảm giác đắng chát; sau khi ăn có thể xuất hiện các triệu
chứng ngộ độc như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, …
Giới khoa học còn
cảnh báo ăn cà chua xanh sống càng nguy hiểm.2. Mộc nhĩ trắng biến chất
![]() |
Mộc nhĩ trắng (còn gọi là ngân nhĩ hay nấm tuyết) đã biến chất,
biểu hiện dưới các dấu hiệu như màu ngả vàng, kém tươi, không đàn hồi, … bị
nhiễm khuẩn flavobacterium. Sau khi ăn có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc
như chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy, …
3. Rong
biển bị đổi màu
![]() |
Nếu sau khi ngâm nước lạnh, rong biển chuyển sang màu xanh tím
than thì điều đó có nghĩa là rong biển đã bị nhiễm độc trước khi làm khô, đóng
gói. Loại rong biển này rất có hại cho cơ thể.
4. Giá đỗ
không có rễ
![]() |
Quá trình sản xuất giá đỗ không có rễ thường sử dụng thuốc diệt
cỏ. Trong khi đó, thuốc diệt cỏ lại chứa chất độc gây bệnh ung thư.
5. Chè bị
mốc
![]() |
Chè bị mốc là do nhiễm penicillin và aspergillus. Nếu uống trà bị
mốc, nhẹ cũng cảm thấy chóng mặt, tiêu chảy.
6. Dưa
muối chưa chín
![]() |
Dưa muối chưa chín có thể có chất độc nitrite, rất có hại cho cơ
thể.
7. Khoai
tây mọc mầm hoặc vỏ màu xanh
![]() |
Khoai tây mọc mầm hoặc vỏ màu xanh có chứa một lượng lớn thành
phần độc solanine.
8. Khoai
lang có đốm đen ở vỏ
![]() |
Khoai lang có những đốm đen ở trên vỏ là do nhiễm nấm, ăn vào sẽ
dễ trúng độc.
Chữa xoang mũi
Một trong những bài thuốc cổ nổi tiếng trị viêm mũi xoang là Thương nhĩ tử tán
hay còn gọi là “Thương nhĩ tán”.

Khởi thủy từ sách thuốc cổ nổi tiếng Tế sinh phương do y gia trứ danh Nghiêm Dụng Hoà, tự Tử Lễ, người Giang Tây, Trung Quốc biên soạn. Thành phần gồm: thương nhĩ tử 2 tiền rưỡi (7g), tân di nửa lạng ta (15g), bạch chỉ 1 lạng (30g), bạc hà nửa tiền (1,5g). Tất cả sấy hoặc phơi khô, tán thành bột mịn, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 6g. Theo cổ nhân, nếu dùng nước sắc củ hành và lá trà tươi để uống bột thuốc là tốt nhất. Thương nhĩ tử tán có công dụng tán phong hàn, thông tỵ khiếu (làm thông mũi), chỉ đầu thống (chống đau đầu), thường được dùng để trị các chứng bệnh về mũi xoang như chảy nước mũi trong và hắt hơi nhiều, ngạt mũi, chảy nước mũi tanh hôi kéo dài..., tương ứng với y học hiện đại là các bệnh như viêm mũi dị ứng, viêm mũi cấp và mạn tính, viêm xoang cấp và mạn tính... Trong Thương nhĩ tử tán, thương nhĩ tử vị cay đắng, tính ấm, có công dụng thông mũi, trừ phong thấp, chỉ thống (giảm đau). Bạch chỉ vị cay, tính ấm, có công dụng giải biểu, trừ phong táo thấp, tiêu thũng bài nùng (chống phù nề và làm hết mủ), chỉ thống. Tân di vị cay, tính ấm, có công dụng tán phong hàn, thông tỵ khiếu. Bạc hà vị cay, tính mát, có công dụng sơ tán phong nhiệt, thanh lợi đầu mục, lợi hầu, thấu chẩn.
Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, thương nhĩ tử có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau, giảm ho, ức chế miễn dịch, chống ôxy hoá, hạ huyết áp và đường huyết, hưng phấn hô hấp và chống ung thư. Bạch chỉ có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau, giải nhiệt, chống co giật, hạ huyết áp, chống ung thư và cầm máu. Tân di có tác dụng giảm đau, tiêu viêm, giảm phù nề, chống dị ứng, hạ huyết áp, kháng khuẩn, ức chế ngưng tập tiểu cầu, chống ung thư và làm hưng phấn hô hấp. Bạc hà có tác dụng giải nhiệt, giảm đau, kháng khuẩn, kháng virut, chống viêm, giảm ho, trừ đàm, giảm ngứa và lợi mật. Điều này giải thích vì sao 4 vị thuốc phối hợp với nhau trong phương thuốc Thương nhĩ tử tán lại có công dụng trị liệu các bệnh lý viêm nhiễm ở mũi xoang.
Lưu ý: Trong các sách thuốc cổ còn có 3 bài thuốc cùng mang tên Thương nhĩ tán là: (1) Thương nhĩ 3 lạng ta, sấy khô, tán bột, uống mỗi ngày 2 tiền khi bụng đói để chữa chứng ôn dịch, thời khí (theo sách Thánh tễ tổng lục). (2) Rễ thương nhĩ 2 lạng 5 tiền, ô mai 5 quả, rễ hành 3 cái, sắc với rượu, uống nóng để chữa mụn nhọt (theo sách Xích thủy huyền châu). (3) Cành và rễ thương nhĩ lượng vừa đủ sao đen tồn tính rồi tán bột, trộn với rượu, đắp vào tổn thương để trị mụn nhọt (theo sách Tam nhân chí nhất bệnh chứng phương luận).
Theo SKDS
![]() |
Mar 15, '12 12:06 PM
for tom's network |
|
- Đúng là xung quanh ta có rất nhiều loại cây cỏ, hoa trái có tác dụng
chữa bệnh rất hiệu quả mà ta không biết để tận dụng nó. Chuyên mục Bác sĩ gia
đình lần này xin giới thiệu với các bạn tác dụng chữa bệnh của đu đủ
- một loại cây rất gần gũi với mọi người.
Quả đu đủ không chỉ là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng, giàu vitamin, có thể
chế biến thành các món đa dạng như ăn quả chín, sinh tố đu đủ, quả xanh: ăn
ghém, nộm, nấu canh... mà còn được dùng làm thuốc chữa bệnh đạt hiệu quả cao.
Các bộ phận của cây đu đủ, từ lá, quả, nhựa... đều là những vị thuốc thiên
nhiên rất quý.
1- Nhựa (mủ) quả đu
đủ: nhựa quả đu đủ (nhất là các quả xanh)
chữa chai chân: Dùng nhựa quả đu đủ bôi vào chỗ da bị chai cứng, dùng liên tục
trong vài ngày thì da chân trở lại mềm mại, lớp da sần, chai sẽ bị tan biến.
Nếu bạn bị tàn nhang, nhất là với phụ
nữ sau tuổi 40, nên dùng quả đu đủ xanh giã nhỏ, thêm chút nước sôi để nguội hòa
vào vắt lấy nước, bôi vào chỗ tàn nhang 2 - 3 lần mỗi ngày. Dịch trong nhựa quả
đu đủ có thể tẩy được những vết tàn nhang, đồng thời kích thích và phục hồi sắc
tố da trở lại mềm mại, hồng hào.
2- Hoa đu đủ đực: Có thể chữa được chứng ho, ho gà của cả người lớn và trẻ em. Cách dùng
như sau: Hoa đu đủ đực: 20 gram, đường phèn: 20 gram. Bỏ hai thứ vào bát hấp
cách thủy cho chín kỹ rồi ép lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
3- Quả đu đủ xanh: Đu đủ cả vỏ thái lát, luộc chín lấy nước uống nhiều lần trong ngày sẽ
chữa chứng ăn đầy bụng khó tiêu, ứ hơi, bụng căng chướng khó thở, lợi sữa cho
phụ nữ có con nhỏ... Có thể luộc hoặc nấu canh ăn cả nước lẫn cái cũng
chữa được bệnh trên.
4- Quả đu đủ chín: Chữa bệnh đau đầu rất hiệu quả. Lấy quả đu đủ chín, dùng 2 lòng đỏ trứng
gà và 2 lạng đường kính trắng, đánh thành kem trứng đường, cho vào trong lòng
quả đu đủ, đem nướng chín trên than hoa (than củi) rồi ăn. Chỉ ăn từ 2 - 3 quả
sẽ chữa được bệnh đau đầu.
5- Lá đu đủ: Ngoài tác dụng làm mềm thịt, giúp thịt chóng nhừ khi đun nấu, lá đu đủ
còn có tác dụng chữa viêm loét đối với các vết thương bị nhiễm trùng dai dẳng.
Chất kháng sinh trong lá đu đủ làm vết thương mau lòng, kích thích tế bào non
phát triển. Dùng lá đu đủ giã nát, đắp vào chỗ nhiễm trùng, buộc lại, nên thay
băng và bã thuốc thường xuyên sẽ có tác dụng tốt.
- Lá đu đủ (hoặc kết hợp với lá Trinh
nữ hoàng cung), nấu lấy nước uống liền 10 ngày, nghỉ 1 tuần lại uống tiếp
10 ngày , có tác dụng làm cho khối u chậm phát triển, nhất là các khối u của nữ
giới như u vú, u nang buồng trứng, u xơ tử cung... Đây là kết luận có
tính khoa học đã được thử nghiệm trên một số trường hợp thấy kết quả tốt.
6- Rễ đu đủ: Chữa rắn cắn - Rễ đu đủ từ 50 - 80gram rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước
cho bệnh nhân uống, bã đắp vào vết rắn cắn thì nọc độc sẽ được giải.
Lý Bảo Anh
Tôi có chép được một bài thuốc dân gian đã áp dụng hiệu quả với nhiều người, mà người đầu tiên là vợ tôi cách đây hơn 10 năm:
Lấy một quả đu đủ chín vừa (đừng lớn quá) cắt phần trên từ cuống trở xuống vài fân để làm nắp. lấy hết hạt đu đủ ra, cho vào trong quả 1 lạng đường trắng và 2 quả trứng gà đã bỏ lòng trắng; lấy nắp đã cắt ra đậy lại, dùng tăm gim vào xung quanh để cố định.
Lấy đất sét dẻo đắp kín xung quanh quả đu đủ, chất củi hoặc trấu hay mùn cưa xung quanh đốt lên, khi nào đất sét khô cứng là được. khi nguội bạn lấy ra bỏ đất, cho vợ dùng thìa ăn phần trong quả đu đủ. Vài ngày sau có thể làm tiếp. Bài thuốc này nói rằng nếu đau đầu kinh niên dù đã 20năm cũng chỉ cần ăn 3 quả là khỏi. Vợ tôi chỉ ăn có hai quả, mấy đứa cháu tôi chỉ ăn một quả mà khỏi hẳn cho đến nay.
Tôi có chép được một bài thuốc dân gian đã áp dụng hiệu quả với nhiều người, mà người đầu tiên là vợ tôi cách đây hơn 10 năm:
Lấy một quả đu đủ chín vừa (đừng lớn quá) cắt phần trên từ cuống trở xuống vài fân để làm nắp. lấy hết hạt đu đủ ra, cho vào trong quả 1 lạng đường trắng và 2 quả trứng gà đã bỏ lòng trắng; lấy nắp đã cắt ra đậy lại, dùng tăm gim vào xung quanh để cố định.
Lấy đất sét dẻo đắp kín xung quanh quả đu đủ, chất củi hoặc trấu hay mùn cưa xung quanh đốt lên, khi nào đất sét khô cứng là được. khi nguội bạn lấy ra bỏ đất, cho vợ dùng thìa ăn phần trong quả đu đủ. Vài ngày sau có thể làm tiếp. Bài thuốc này nói rằng nếu đau đầu kinh niên dù đã 20năm cũng chỉ cần ăn 3 quả là khỏi. Vợ tôi chỉ ăn có hai quả, mấy đứa cháu tôi chỉ ăn một quả mà khỏi hẳn cho đến nay.
![]() |
Mật ong giúp cơ thể dự
trữ năng lượng tốt.
|
Nếu bị nhức đầu kinh niên, mất ngủ, dùng dấm táo hằng ngày với liều
lượng cần thiết. Lúc 20 giờ, uống một tách mật ong hòa với nước và mỗi bữa ăn
dùng 2 thìa cà phê mật ong.
Dấm táo và mật ong rừng là món ăn, vị thuốc có giá trị dinh dưỡng cao,
phòng và chữa được nhiều bệnh. Xin giới thiệu một số bệnh đã được điều trị bằng
dấm táo - mật ong:
Suy nhược mạn tính: Dùng 3 thìa cà phê dấm táo và một tách mật ong,
đổ tất cả vào chai cổ rộng, để ở đầu giường. Trước khi ngủ uống 2 thìa cà phê,
nửa giờ sau sẽ ngủ được. Nếu chưa ngủ được, uống 2 thìa nữa. Cứ mỗi lần thức
dậy, uống tiếp 2 thìa cà phê. Hiệu nghiệm hơn bất cứ loại thuốc ngủ nào.
Tăng huyết áp: Trong bữa ăn, uống một cốc dấm táo hòa với mật ong và nước đun sôi để
nguội.
Viêm xoang chảy nước mũi, nước mắt: Người già hay chảy nước mắt, viêm
xoang chảy nước mũi: dùng 2 thìa cà phê dấm táo với một giọt dung dịch iốt
lugol trong một cốc nước, uống trong bữa ăn. Uống đều từ 1-3 tuần. Sau đó chỉ
uống một tuần 2 lần để phòng tái phát. Potassium có tính hút nước như bọt biển,
còn nước chanh làm chảy nước mũi. Vì vậy khi chảy nước mắt, nước mũi không được
uống nước chanh.
Bệnh zona: Dùng dấm táo nguyên chất bôi ngày 4 lần, ban đêm 3 lần. Hết đau nhanh
và chóng thành sẹo.
Phồng, giãn tĩnh mạch: Xát dấm táo vào nơi giãn, sáng và
tối. Uống 2 thìa dấm táo với nước, ngày 2 lần.
Chốc lở, nấm tóc: Bôi dấm táo ngày 6 lần, cách đều nhau ở nơi chốc
lở, nơi có nấm. Dấm táo có tác dụng sát khuẩn mạnh.
Đái dầm: Cho trẻ uống một thìa mật ong rừng trước khi đi ngủ có tác dụng an
thần và giữ lại nước ở tế bào, giúp thận đỡ làm việc nhiều.
Bệnh ho ở người lớn và trẻ em: 2 thìa dấm táo + 2 thìa mật ong + 2
thìa glycerin. Liều lượng nhiều ít tùy tình hình bệnh. Ho ban ngày thì uống
ngày 2 lần vào sáng và chiều, mỗi lần 1-2 thìa cà phê. Ho ban đêm thì uống
trước khi đi ngủ và một lần nữa vào lúc nửa đêm. Nếu ho nhiều, uống 6 lần một
ngày, chia đều từ sáng đến tối.
Bệnh chuột rút: Dùng 2 thìa cà phê mật ong trong mỗi bữa ăn. Sau một tuần thì khỏi.
Đau họng, viêm amidan: Pha một thìa cà phê dấm táo vào
một cốc nước ấm, súc miệng. Còn một ít thì ngậm nuốt từ từ. Mỗi giờ súc miệng
và ngậm nuốt một lần. Bắt đầu đỡ thì 2 giờ làm một lần. Sau 24 giờ, bệnh sưng
họng do vi khuẩn streptocoques sẽ khỏi. Nếu bị sưng amidan, sau 12 giờ cũng
khỏi.
Viêm thận, bàng quang, đái rắt, đái buốt, nước tiểu có mủ: Cho 2 thìa cà phê
dấm táo trong cốc nước, uống trong mỗi bữa ăn, dùng đều dặn hằng ngày. Những
bệnh khác như suy nhược cơ thể, đau đầu mạn tính, chóng mặt, huyết áp cao hoặc
thấp; béo bệu, tim đập nhanh, rối loạn nhịp tim, tim ngoại tâm thu... đều dùng
giấm táo rất tốt.
Mật ong - thức ăn của vận động viên thể thao: Dùng mật ong
vào bữa điểm tâm, cơ thể có ngay được một lượng dự trữ năng lượng từ sáng. Dùng
2 thìa canh mật ong trước thi đấu sẽ đạt thành tích cao hơn. Giữa các hiệp đấu
bóng (bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền), vận động viên dùng mật ong vào giờ giải
lao thì khi vào hiệp 2 họ thi đấu dễ dàng hơn vì chóng lại sức.
Cách làm dấm táo:
Một cân táo ngâm nước muối hơi mặn khoảng 15 phút để diệt khuẩn rồi vớt
ra để ráo. Bổ nhỏ táo, để cả hột, cho 3 lít nước sôi để nguội còn âm ấm với 2
quả chuối tây, đựng trong lọ thủy tinh, bịt lọ bằng vải màn. Sau một tháng lọc
lấy nước dấm táo dùng dần. Dấm có màng là tốt. Thấy có muỗi bay ra là dấm hỏng,
phải làm lại.
Theo Sức Khỏe & Đời Sống
(Đã kiểm chứng Trĩ độ 3
cũng đã co lên và khỏi).
Lá sung tươi 30 gram sắc đặc uống.
Lá ngải cứu một nắm, gừng 1 củ, đun nóng rồi cho vào một cái bô để sông vào hậu môn.
Lá sung tươi 30 gram sắc đặc uống.
Lá ngải cứu một nắm, gừng 1 củ, đun nóng rồi cho vào một cái bô để sông vào hậu môn.

Trong quả sung có nhiều
chất dinh dưỡng quý (nguồn ảnh: internet)
Quả sung chữa bệnh trĩ
Thứ
Tư, ngày 06/04/2011, 13:57
(Suc khoe) - Trong dân gian lưu truyền kinh nghiệm dùng trái sung
để chữa trị bệnh trĩ – cả trĩ nội và trĩ ngoại
Tôi bị bệnh trĩ
đã nhiều năm; chữa nhiều nơi, dùng nhiều thuốc, tốn nhiều tiền mà chưa khỏi.
Gần đây, có người mách môn thuốc rẻ tiền, nói là rất hay: Chỉ cần dùng trái
sung nấu canh ăn, có thể khỏi bệnh. Xin cho biết, có thể dùng trái sung chữa
trị được không? Cách dùng cụ thể? (Lê Văn Bình, Đầm Hà,
Quảng Ninh)Trả lời:
Trái sung các cụ thời xưa gọi là “vô hoa quả” (quả không hoa), vì cây không thấy ra hoa mà đã có ngay quả. Nay ta biết, quả sung thực ra là một quả giả, do đế hoa tự tạo thành. Cây sung rất sai quả, quả từ gốc đến ngọn, chi chít trên cành, thành từng chùm trên thân cây và những cành to không mang lá, khi chín màu đỏ nâu.
Quả sung không những có thể dùng để ăn, mà còn có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Theo Đông y, quả sung có vị ngọt, tính bình, vào 2 kinh Túc thái âm tỳ và Túc dương minh đại tràng. Có tác dụng kiện tỳ thanh tràng (tăng cường tiêu hóa và làm sạch ruột), tiêu thũng, giải độc. Dùng chữa tiêu hóa bất lương (tiêu hóa kém), viêm ruột, kiết lỵ, đại tiện bí kết, trĩ sang (trĩ lở loét), thoái giang (lòi rom, sa trực tràng)…
Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, trong quả sung có nhiều chất dinh dưỡng quý, nhiều loại đường và nhiều acid hữu cơ. Đặc biệt là, trong quả sung còn xanh còn chiết xuất được những thành phần có tác dụng chống ung thư.

Quả sung không những có thể dùng để ăn, mà còn có thể dùng làm thuốc chữa bệnh (nguồn ảnh: internet)
Bài liên quan:
Quả sung chữa táo bón, viêm
dạ dàyĐúng là, từ xưa trong dân gian có lưu truyền kinh nghiệm dùng trái sung để chữa trị bệnh trĩ – cả trĩ nội và trĩ ngoại. Kinh nghiệm dùng trái sung, vỏ cây và lá sung để chữa trĩ, cũng thấy được đề cập trong một số sách thuốc Đông y. Cụ thể, bạn có thể sử dụng như sau:
- Dùng trái sung xanh (quả chưa chín đỏ). Trái tươi hay hái khô đều được, nhưng đến mùa quả, nên hái lấy vài cân, đem phơi khô, cất đi dùng dần. Hàng ngày dùng 15 – 20 quả, lòng lợn 1 đoạn, nấu canh ăn. Món canh này có tác dụng dự phòng và điều trị khá tốt trĩ nội và trĩ ngoại. Có thể ăn liên tục đến khi khỏi bệnh. Đối với trường hợp sa trực tràng do táo bón, hàng ngày có thể dùng 5 – 10 quả, sắc lấy nước uống.
- Dùng 10 quả sung; nếu không có quả có thể dùng 1 miếng vỏ cây (cỡ 2 bàn tay, đẽo bỏ vỏ ngoài) hoặc một nắm to lá sung, nấu với 1,5 – 2 lít nước. Tối trước khi đi ngủ khoảng 30 phút nấu nước xông giang môn, khi nước đỡ nóng (nhiệt độ còn 370C – 380C) thì lấy nước rửa. Mỗi ngày rửa một lần, liên tục 8 – 10 ngày (1 liệu trình), cũng có tác dụng trị liệu tốt. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, một số trường hợp chỉ xông – rửa như vậy mà bệnh cũng khỏi.
(Theo
Tri thức trẻ)
Ba ba
là vật nuôi phổ biến ở nhiều nơi trong cả nước. Ngoài thịt ba ba được dùng
làm thức ăn bổ dưỡng cho mọi lứa tuổi, mai ba ba là vị thuốc quý trong y học
cổ truyền và kinh nghiệm dân gian với tên miết giáp, thủy ngư xác hay miết
xác.
Cách
lấy mai ba ba
Ba ba
bắt về, cắt cổ lấy tiết hứng ngay vào ít rượu, rồi cho cả con vào nồi nước
sôi, đun trong 1-2 giờ, vớt ra, gỡ lấy mai, để nguyên hoặc ngâm nước phèn một
đêm (20g phèn cho 1kg mai), rồi cạo sạch thịt và màng, phơi khô. Nếu lấy mai
ở con vật còn sống thì tốt hơn (không dùng mai đã cắt nhỏ nấu ăn).
Mai ba
ba hình bầu dục hay hình trứng rộng, trên dưới phẳng, dài 10-20cm, rộng 8,5 –
16,5cm, nhô dần lên ở phía giữa, mặt lưng màu xám đen hoặc lục đen loang lổ,
hơi sáng bóng, có nhiều nếp vân nhăn. Mặt bụng màu trắng đục là một khung gồm
xương sống chạy dọc ở giữa, có 8 đốt, mỗi đốt mang hai xương sườn thẳng hàng,
uốn vào phía trong. Chất cứng chắc. Thứ mai to bản, dày chắc, không sót thịt
và màng là loại tốt.
Thành
phần hóa học của mai gồm keratin, chất đạm, vitamin D.
Chế
biến mai ba ba
Theo hai cách sau:
- Ngâm
mai vào nước gừng rồi phơi khô. Sao với cát nóng hoặc nướng chín đến khi mặt
ngoài hơi vàng, lấy ra tẩm sơ qua với giấm (tỷ lệ 1,5lít giấm cho 5kg mai),
rửa sạch, phơi khô. Bảo quản nơi khô ráo, tránh sâu mọt.
- Nấu
cao: Ngâm mai vào nước tro bếp (tro rơm rạ hay củi) trong một đêm, lấy ra rửa
sạch, tẩm rượu (có thể ngâm rượu gừng với tỷ lệ 50g gừng cho 1 lít rượu 40o)
rồi cắt nhỏ, nấu với nước luôn sâm sấp và sôi liên tục trong một ngày, một
đêm. Chắt lấy nước thứ nhất. Thêm nước, tiếp tục nấu để được nước thứ hai,
thứ ba. Gộp các nước chắt lại, lọc kỹ, cô thành cao đặc ở nhiệt độ 70oC trở
lên được miết giáp cao. Cao tốt phải có hai lớp khi cắt ngang, lớp trên có
màu nâu hơi vàng bóng, lớp dưới có màu nâu đen, mùi thơm, không tanh.
Công dụng và cách dùng
Mai ba ba có vị mặn, tính hàn,
không độc vào 3 kinh can, phế và tỳ, có tác dụng bổ âm, ích khí, thanh nhiệt,
tán kết, nhuận táo, giảm đau, điều kinh. Dược liệu được dùng chữa hao gầy, đau lưng, nhức xương, lao lực quá độ, khí
huyết ngưng trệ, mồ hôi trộm, tiểu tiện ra sỏi, kinh nguyệt bế, sốt rét. Mỗi ngày uống 10-20g bột hoặc 6-10g cao, chia làm hai
lần. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Tuệ
Tĩnh (Nam dược thần hiệu) đã dùng mai ba ba bôi sữa, nướng vàng, tán bột,
uống mỗi lần 4g với rượu hâm nóng chữa đau
lưng. Hải Thượng Lãn Ông (Dược phẩm vậng yếu) lại dùng mai ba ba trong
những trường hợp sốt rét cơn, thịt thừa trong họng, ho lao, mụn nhọt, rong
huyết, bế kinh.
Bài thuốc có mai ba ba
- Chữa
trẻ nhỏ bị suyễn, thở gấp: Mai ba ba đốt tồn tính, tán nhỏ, rây bột mịn, lá
nhót tươi 50g, rửa sạch, ép lấy nước đặc. Mỗi lần uống 4g bột mai với nước ép
lá nhót.
- Chữa
sốt rét, thũng báng: Mai ba ba, nga truật, tam lăng, trần bì, thanh bì, binh
lang, thảo quả, sa nhân, ô mai, bán hạ chế, mỗi thứ 20g; thường sơn 40g. Tất
cả thái nhỏ, ngâm với một lít rượu và một lít giấm trong một ngày đêm. Đun
cho cạn hết dung dịch, phơi khô, sao giòn tán nhỏ, rây bột mịn, luyện với hồ
làm viên bằng hạt đỗ xanh. Mỗi ngày, người lớn uống 30-40 viên làm một lần
với nước ấm trước khi lên cơn khoảng 2 giờ. Trẻ em 5-10 tuổi, 10-20 viên; 11
tuổi trở lên, 20-30 viên (kinh nghiệm của ông Tử Khắc Hàm - Nghệ An).
Hoặc mai ba ba 30g, tẩm giấm,
nướng vàng làm 3 lần; cành và lá cây cam thìa 100g, cắt nhỏ, phơi khô, tẩm
rượu, sao vàng; rễ hà thủ ô trắng đã chế 50g; lá thường sơn 50g, tước bỏ
cuống và sống lá, ngâm nước vo gạo 2 ngày, 2 đêm, mỗi ngày thay nước gạo một
lần, thái nhỏ, tẩm rượu, sao vàng; thảo quả sao cháy vỏ ngoài, lấy hạt 30g;
vỏ chanh khô 30g; hạt cau nhà hay cau rừng 30g; hậu phác 20g; cam thảo 20g,
sao qua. Tất cả tán nhỏ, rây bột mịn. Người lớn uống mỗi ngày hai lần vào
trước bữa ăn một giờ, mỗi lần 4g với nước sôi để nguội. Trẻ em tùy tuổi dùng
liều thích hợp. Uống liên tục trong khoảng một tháng.
- Chữa kinh nguyệt
tắc do cơ thể suy nhược: Mai ba ba 30g, tán nhỏ, rây bột mịn, cho vào bụng
một con chim bồ câu (đã làm thịt) cùng với ít rượu và gia vị. Hấp cách thủy
cho chín nhừ. Ăn hết làm một lần trong ngày.
- Chữa mụn rò,
chảy nước và mủ, lòi dom: Mai ba ba, mai rùa, phèn chua (lượng các vị bằng
nhau) đốt tồn tính, tán nhỏ, rắc vào chỗ đau, ngày vài lần.
- Chữa xơ gan: Mai ba ba 30g, vảy tê tê 5g, cắt nhỏ, sắc với 400ml
nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.
TTƯT.DSCKII.
Đỗ Huy Bích, Sức khỏe & Đời sống
|
Mar 15, '12 11:06 AM
for tom's network |
|||
Lá lốt
không chỉ là vị thuốc dân gian mà còn là món rau và gia vị ngon miệng. Mâm
cơm có bát canh Lá lốt nấu với thịt nạc băm nhỏ hoặc nấu với tôm khô đã kích
thích dịch vị, ăn xong thấy người khoan khoái dễ chịu
Lá lốt còn là một vị thuốc chữa bệnh mà nhân dân gọi là bệnh Phong thấp.
Những năm 1999 - 2000, tôi thường bị sưng, đau khớp gối và bả vai, nhất là
khi thời tiết có biến động bất thường như giông bão, áp thấp hoặc lúc chuyển
mùa. Tôi đi bệnh viện khám, bác sỹ cho chụp điện rồi kết luận là bị viêm
khớp, cấp cho các loại thuốc uống như Diclofenac, Sinh tố C, Sinh tố B6,
Actisô… Uống hết thuốc, gối tôi bớt sưng đau nhưng một thời gian sau, nó lại
tham gia “dự báo thời tiết” như trước. Đôi ba người khuyên tôi cần phải dùng
thuốc đặc trị của Mỹ, Pháp… Thuốc đặc trị thì đắt tiền, tôi đã nghỉ hưu, bảo
hiểm y tế không thanh toán nên tôi nghĩ phải tìm về nguồn thuốc là cây, cỏ,
hoa, lá mà nhân dân ta thường dùng, có khi lại hiệu nghiệm hơn thuốc Tây cũng
nên. Rất may, tôi được người mách dùng cây Lá lốt. Lúc đầu tôi mua lá tươi,
nấu canh ăn hàng ngày, canh hơi ngai ngái nhưng thấy thích vì khớp dễ chịu.
May hơn nữa, tôi được bà thông gia vào thăm con ở Lâm Đồng mang ra biếu một
bịch to cả rễ, cây và Lá lốt mà bà đã phơi khô, sao vàng, tôi chỉ việc đun
uống như uống nước trà hàng ngày. Uống được hơn 20 ngày tôi thấy khớp bớt
sưng, vận động, đi lại thoải mái nên rất phấn khởi. Cho đến nay (năm 2004)
tôi chưa thấy đau trở lại, hàng ngày đi tập thể dục, đi bộ bình thường và
chẳng để ý đến nó nữa.
Tìm hiểu thêm, tôi biết được một số người nữa cũng chữa phong thấp như tôi
đều đã khỏi. Hai năm về trước, ông Võ Đức Tiến (ở C12 tổ 91 phường Ô Chợ Dừa,
quận Đống Đa, Hà Nội), cũng đau khớp vai trái, dùng cây Lá lốt cả rễ, thân,
lá phơi khô sao vàng sắc uống cũng đã khỏi bệnh hoàn toàn. Sách của GS. Đỗ
Tất Lợi “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” cũng đề cập đến cây Lá lốt,
thành phần hoá học: có tinh dầu, hoạt chất khác chưa rõ. Nhân dân dùng chữa
chân, tay đau nhức; nếu kết hợp với rễ cây như: rễ Bưởi bung, rễ cây Vòi voi,
rễ cây Cỏ xước, tất cả thái nhỏ sao vàng, mỗi vị bằng nhau 15g khô, sắc với
600ml nước cô còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày.
Lá lốt là vị thuốc dễ kiếm, ở Hà Nội, ra bất cứ chợ nào cũng mua được Lá lốt;
ở nông thôn càng dễ kiếm hơn vì nó mọc hoang khắp vườn. Nếu ai bị chứng bệnh
như đã nói trên thì cứ thử chữa bằng cây Lá lốt xem sao! Tôi chắc rằng bạn sẽ
khỏi bệnh. Đây là bài thuốc dân gian quý báu, rất rẻ tiền, thậm chí không mất
tiền, lại không có phản ứng phụ. Điều cần lưu ý khi dùng cây Lá lốt để chữa
bệnh Phong thấp là cần kiêng kỵ món rau Nhút (rau Rút hay nấu với canh Cua
Khoai sọ).
Đặng
Tuyết Nhung
|
Sưu tầm
(bài do các bạn Vô Tâm và
Ngọc-Linh Nguyen giới thiêu)
|
![]() |
|
Kiện khương Trường Thọ Thập Bí Quyết này chẳng qua
chỉ là những phương pháp áp dụng trong vòng 10 phút đồng hồ để tự chữa một số bệnh
tật thông thường. Trong vòng
mười phút thôi, chúng ta có thể tự mình đả thông các huyệt đạo quan yếu liên hệ.
Mười phương pháp vận động kinh mạch toàn thân này rất giản dị.
Chúng ta có thể áp dụng tại bất cứ nơi chốn nào và thời điểm nào trong ngày
cũng rất thích hợp nên rất tiện lợi cho mọi người trong mọi lứa tuổi.
Chúng ta không cần phải mua sắm dụng cụ thể
thao, không cần đóng học phí cho trường huấn luyện mà ở tại nhà hoặc tại văn
phòng hay nơi làm việc cũng có thể tùy tiện thực tập trong vòng giây lát.
Mọi người trong chúng ta nếu muốn được sống khỏe, sống vui và sống trường thọ, xin hãy áp dụng các phương pháp dưỡng sinh này ngay từ bây giờ thì hiệu lực vô cùng hữu ích.
Các phương pháp châm cứu, áp chỉ, án ma trong y học cổ truyền Trung Quốc hoàn toàn dựa trên nền tảng lấy sự vận hành của kinh mạch làm chủ yếu. Tuy nhiên châm cứu quan trọng hơn và có tính cách chuyên khoa hơn. Do đó người áp dụng phương pháp này phải là những nhà y học chuyên nghiệp.
Mọi người trong chúng ta nếu muốn được sống khỏe, sống vui và sống trường thọ, xin hãy áp dụng các phương pháp dưỡng sinh này ngay từ bây giờ thì hiệu lực vô cùng hữu ích.
Các phương pháp châm cứu, áp chỉ, án ma trong y học cổ truyền Trung Quốc hoàn toàn dựa trên nền tảng lấy sự vận hành của kinh mạch làm chủ yếu. Tuy nhiên châm cứu quan trọng hơn và có tính cách chuyên khoa hơn. Do đó người áp dụng phương pháp này phải là những nhà y học chuyên nghiệp.
Còn áp chỉ và án ma là thứ yếu, là phụ kiện,
và trong dân gian ai cũng có thể học được để tự chữa bệnh cho chính mình hoặc
cho chính người thân của mình. Tuy nhiên không phải vì thế mà kém phần công
hiệu. Vả lại, nếu chúng ta áp dụng thường xuyên mỗi ngày không những phòng
chống được bệnh tật mà còn được khỏe mạnh, kéo dài được tuổi thanh xuân và
trường thọ nữa. Khi nhức đầu thì mình trị nhức đầu, đau chân thì trị đau
chân..., liên tục trấn áp bịnh tật không cho nó có cơ hội phát khởi thì thử hỏi
sao mà không thể sống khỏe được.
Về vấn đề vận hành kinh mạch trong cơ thể của con người, chúng ta có thể phân chia làm mười bộ phận và vị trí khác nhau.
Về vấn đề vận hành kinh mạch trong cơ thể của con người, chúng ta có thể phân chia làm mười bộ phận và vị trí khác nhau.
1. Mắt : Tình Minh Huyệt và Thái Dương Huyệt.
2. Tai : Phía sau ót có huyệt Minh Thiên Cổ.
3. Mũi : Nghinh Hương Huyệt.
4. Miệng:
Phương pháp vận động của môi và răng.
5. Mặt : Tất cả các huyệt đạo trên mặt.
6. Cổ : Phía trước và phía sau của cổ.
7. Ngực : Các kinh mạch tiếp cận ở phổi.
8. Tay : Hiệp Cốc Huyệt, lòng bàn tay và lưng
bàn tay.
9. Thắt lưng : Huyệt Mạng Môn ở phía sau thắt lưng.
10. Chân : Huyệt Túc Tam Lý.
Những huyệt đạo trong mười bộ phận của cơ thể
con người rất quan trọng và mỗi huyệt phụ trách các nhiệm vụ khác nhau. Cho nên
nếu hàng ngày chúng ta xoa bóp hay uốn nắn nó, làm cho nó được linh hoạt thì
khả năng tiêu trừ bịnh tật rất cao. Giống như cơ thể của chúng ta, sau một ngày
làm việc mệt mỏi cũng cần phải được nghỉ ngơi bằng giấc ngủ và dùng ba bữa ăn
để bồi dưỡng.Phương pháp áp chỉ hay án ma này rất dễ thực hành. Chỉ cần nhớ
một điều là trước khi áp dụng, chúng ta phải xoa mười đầu ngón tay và lòng bàn
tay cho nóng gọi là để cho có tĩnh điện rồi mới bắt đầu thực hành.
Phương Pháp Thực Hành
1.-Mắt Và Thị Giác:
Trong dân gian chúng ta thường nói, mắt là cửa
sổ của tâm hồn, là cơ quan trọng yếu của con người giúp chúng ta trông thấy và
phân biệt được mọi vật cụ thể ở chung quanh mình và trong phạm vi sinh hoạt.
Chung quanh của mắt được bố trí các huyệt đạo như sau: Tình Minh huyệt, Ty Trúc
Không huyệt và Ðồng Tử Giao huyệt v.v....
Những huyệt đạo này có nhiệm bảo vệ và dinh dưỡng cho mắt luôn luôn được khỏe mạnh và trong sáng. Cho nên hàng ngày chúng ta phải xoa nắn các huyệt đạo này để cho nó lúc nào cũng linh hoạt nhờ máu huyết lưu thông điều hòa dể nuôi dưỡng các thần kinh của mắt và thị giác.
Những huyệt đạo này có nhiệm bảo vệ và dinh dưỡng cho mắt luôn luôn được khỏe mạnh và trong sáng. Cho nên hàng ngày chúng ta phải xoa nắn các huyệt đạo này để cho nó lúc nào cũng linh hoạt nhờ máu huyết lưu thông điều hòa dể nuôi dưỡng các thần kinh của mắt và thị giác.
Nếu chúng ta kiên tâm áp dụng hàng ngày có thể chận
đứng được sự phát sinh của các chứng bệnh cận thị, viễn thị, loạn thị, đục nhân
mắt và võng mô bị kết mạc. Ngoài ra phương pháp này cũng còn làm cho mắt trông
lanh lẹ và có thần sắc. Ðây là phương pháp xoa mắt theo lối áp chỉ.
Hai bàn tay được xoa đi xoa lại nhiều lần làm cho nóng các ngón tay để phát sinh ra tĩnh điện.
|
![]() |
|
Sau đó dùng hai ngón giữa
ấn lên Tình Minh Huyệt của hai mắt, kéo vòng lên chân mày tới Ty Trúc Không
Huyệt, vòng xuống Ðồng Tử Huyệt và sau cùng trở lại Tình Minh Huyệt coi như xoa
được một vòng (Xem hình B và C). Sức mạnh ấn xuống trong lúc xoa mắt vừa phải,
không quá mạnh mà cũng không quá yếu. Trong khi xoa, đôi mắt nhắm lại, sau khi
xoa xong, không nên mở mắt liền mà phải tiếp tục nhắm mắt từ 30 giây đến một
phút
![]() |
![]() |
![]() |
Trong khi chưa mở mắt ra, chúng ta dùng
đầu của hai ngón tay cái ấn lên huyệt Thái Dương, di động vòng vòng trong một
vòng tròn nhỏ, từ 21 tới 36 lần. (Xem hình D). Phương pháp này có thể làm cho
tỉnh não sau khi làm việc mệt nhọc vì vận dụng trí óc nhiều và cũng chữa được
chứng nhức đầu rất hay.
2.-Xoa Tai:
Chung quanh tai của con người có rất nhiều
huyệt đạo (Hình E). Các huyệt đạo này lại liên quan đến hầu hết các bộ phận
trong cơ thể. Cho nên chỉ cần xoa bóp hai bên tai là có thể đã đánh thức sự vận
hành của các cơ quan trong toàn thân. Cách xoa là áp hai lòng
bàn tay vào tai, kẹp phần dưới của hai vành tai giữa hai ngón trỏ và ngón giữa
rồi xoa theo cử động đưa lên đưa xuống từ 21 đến 36 lần. (Xem hình F).
Sau khi xoa, toàn thân cảm thấy sảng khoái và ấm
áp. Sau đó dùng hai bàn tay áp chặt để bịt kín hai lỗ tai lại. Các ngón tay
hướng về phía sau và bợ lấy sau ót. Ngón trỏ đè lên ngón giữa, dùng sức bật
ngón trỏ ấn mạnh xuống từ 21 đến 36 lần. Vì hai lỗ tai đã bị bịt
kín, nên chúng ta nghe được âm thanh phát xuất như tiếng trống mà các môn sinh
bên Ðạo Gia gọi là Minh Thiên Cổ. Âm thanh này giúp cơ thể trì hoãn sự lão hóa,
trị được chứng ù tai và chữa được bệnh cao huyết áp.(Hình G).
|
![]() |
![]() |
|
3.-Xoa Mũi:
Dọc theo sóng mũi có các huyệt đạo Tình Minh, Tiểu Nghinh
Hương, Tỷ Thông và huyệt Nghinh Hương (Xem hình H). Phương pháp này có thể chữa
được các chứng bệnh về mũi như nghẹt mũi, viêm mũi và chảy mũi v.v...Mỗi ngày
chỉ cần xoa mũi hai lần có thể giảm bịnh và đồng thời tinh thần cũng được minh
mẫn. Vì những người bị bệnh mũi, tinh thần không được tỉnh táo, hay lừ đừ, trí
nhớ kém, không thể tập trung tinh thần nên học bài lâu thuộc. Chỉ cần chữa cho mũi được thông thì tinh thần và trí nhớ sẽ hồi
phục lại như xưa.
Trước hết chúng ta dùng hai ngón tay giữa cọ xát lại với nhau đến khi nóng lên, rồi đặt hai ngón tay này lên hai bên mũi xoa lên xoa xuống. Xoa lên đến điểm cao nhất là huyệt Tình Minh và thấp nhất là huyệt Nghênh Hương (xem hình I). Cử động từ 21 đến 36 lần. Mỗi lần cử động là kể luôn hai động tác xoa lên và xoa xuống.
Trước hết chúng ta dùng hai ngón tay giữa cọ xát lại với nhau đến khi nóng lên, rồi đặt hai ngón tay này lên hai bên mũi xoa lên xoa xuống. Xoa lên đến điểm cao nhất là huyệt Tình Minh và thấp nhất là huyệt Nghênh Hương (xem hình I). Cử động từ 21 đến 36 lần. Mỗi lần cử động là kể luôn hai động tác xoa lên và xoa xuống.
|
![]() |
![]() |
|
4.- Xoa Miệng:
Miệng gồm môi và răng. Môi thì gồm có
môi trên và môi dưới. Môi trên có huyệt Hòa Giao và môi dưới có huyệt Thừa
Tương (Hình J). Kích động hai huyệt này giúp chúng ta ngừa được các chứng cảm
mạo, sưng nướu và chảy máu răng. Thực hành bằng cách đặt môi trên và môi dước ở
giữa hai ngón tay trỏ và ngón tay giữa, rồi kéo qua kéo lại theo cử động chiều
ngang (Hình K). Mỗi lần xoa như vậy từ 21 đến 36 cử động.
Xong rồi chúng ta cắn
răng nghe cọc cọc từ 21 đến 36 lần. Phương pháp này là một cách dưỡng sinh hữu hiệu do các môn
sinh Ðạo Gia đã thực hành từ thuở xa xưa để duy trì sức khỏe. Phần đông người
ta bắt đầu từ 60 tuổi trở lên, răng cỏ ít nhiều cũng bị lung lay hay bị rụng.
Tuy nhiên các vị Ðạo Gia ở Trung Quốc đã thực hành phương pháp cắn răng như
thế. Họ coi như là một thứ công phu để giữ cho răng được bền vững, nên có người
đã già mà răng vẫn còn đầy đủ và rắn chắc.
|
![]() |
![]() |
|
5.- Xoa Mặt:
Trên mặt có rất nhiều huyệt đạo liên
quan đến nhiều bộ phận trong cơ thể của con người như Thừa Khấp, Tứ Môn, Thần
Giao, Quan Giao, Ðịa Thực và Ðại Nghinh (Xem hình L). Xoa mặt không những khích
động sự tuần hoàn của máu điều hòa đến tận các mao huyết quản. Do đó dung nhan
được hồng hào, tươi nhuận và kéo dài được tuổi thanh xuân.
Ngoài ra nó còn làm cho một số cơ quan
khác trong cơ thể vận hành linh hoạt, trợ giúp sức mạnh cho ngũ tạng lục phủ.
Ðặt hai bàn tay và các ngón tay lên mặt ở hai bên mũi. Lòng bàn tay hướng vào trong, tiếp xúc với da mặt (Hình M). Xoa lên xoa xuống từ 21 đến 36 lần. Tiếp tục áp dụng phương pháp này trong vài tháng sẽ thấy công hiệu phi thường. Nhất là đối với phụ nữ, các mụn nhọt và tàn nhan sẽ đần dần phai nhạt vì máu huyết đã được lưu thông điều hòa và các tuyến mồ hôi lâu nay bị bế tắc sẽ có cơ hội tái hoạt động và bài tiết các chất cặn bã ra ngoài để da được sạch sẽ và trơn láng.
Ðặt hai bàn tay và các ngón tay lên mặt ở hai bên mũi. Lòng bàn tay hướng vào trong, tiếp xúc với da mặt (Hình M). Xoa lên xoa xuống từ 21 đến 36 lần. Tiếp tục áp dụng phương pháp này trong vài tháng sẽ thấy công hiệu phi thường. Nhất là đối với phụ nữ, các mụn nhọt và tàn nhan sẽ đần dần phai nhạt vì máu huyết đã được lưu thông điều hòa và các tuyến mồ hôi lâu nay bị bế tắc sẽ có cơ hội tái hoạt động và bài tiết các chất cặn bã ra ngoài để da được sạch sẽ và trơn láng.
|
![]() |
|
6.- Xoa Bóp Cổ:
Cổ là cơ quan trung gian nối tiếp giữa não bộ
ở đầu và các dây thần kinh cùng huyết mạch đi khắp cơ thể. Khí quản, thực quản, động mạch, tỉnh mạch đều thông thương ngang
qua cửa ải này.
Phía sau của cổ có đến 12 kinh mạch, trong đó
có Túc Thái Dương Bàng quang kinh, Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu kinh, Túc Thiếu
Dương Ðảm kinh v.v... điều khiển cử động và sự vận hành các bộ phận trong cơ
thể. Ngần ấy công việc đủ biết cổ quan trọng như thế nào. Những học sinh và
sinh viên vận dụng trí não quá nhiều, cảm thấy mệt mỏi không muốn đọc sách thêm
nữa, có thể xoa bóp ở phía sau cổ, sẽ thấy tinh thần sảng khoái và minh mẫn trở
lại. Xoa cổ cũng là một động
tác nhằm khích động sự hưng phấn của não bộ, làm cho tinh thần được phấn khởi.
Cách xoa là dùng bàn tay trái bóp nhẹ lên phía trước cổ, đặt cổ giữa gọng kềm của ngón tay cái và 4 ngón tay khác còn lại; ngón cái bên trái, còn ngón trỏ và 3 ngón kia thì ở bên mặt (Hình N). Xoa bóp bằng cách kéo từ trên xuống dưới từ 21 đến 36 lần động tác. Sau đó dùng trọn lòng bàn tay mặt ôm sau cổ lên chí ót. Xoa bóp cũng bằng cách kéo từ trên xuống dưới từ 21 đến 36 lần (Hình O).
Cách xoa là dùng bàn tay trái bóp nhẹ lên phía trước cổ, đặt cổ giữa gọng kềm của ngón tay cái và 4 ngón tay khác còn lại; ngón cái bên trái, còn ngón trỏ và 3 ngón kia thì ở bên mặt (Hình N). Xoa bóp bằng cách kéo từ trên xuống dưới từ 21 đến 36 lần động tác. Sau đó dùng trọn lòng bàn tay mặt ôm sau cổ lên chí ót. Xoa bóp cũng bằng cách kéo từ trên xuống dưới từ 21 đến 36 lần (Hình O).
|
![]() |
|
7.- Xoa Bóp Ngực:
Ngực là cơ quan tiếp cận với các tạng
phủ bên trong của thân thể. Tuy nhiên xoa ngực gặp phải khó khăn hơn những động
tác khác vì tất cả mọi người đều mặc áo, và người ta không thể tùy tiện cởi áo
trước mặt mọi người. Ðối với nam giới, chúng ta có thể dùng hai lòng bàn tay
đặt lên ngực trái và ngực phải rồi xoa bóp theo cử động lên xuống. Riêng đối
với nữ giới, không cần cởi áo. Chỉ cần đặt hai lòng bàn tay lên ngực và cũng
xoa lên xoa xuống, lòng ngực và phổi sẽ cảm thấy thoải mái, kích động sự vận
hành của kinh mạch và các huyệt đạo liên quan đến các bộ phân khác được thông
thương như bao tử, ruột non, ruột già, gan, thận, tim, phổi v.v... Riêng đối
với thai phụ, áp dụng phương pháp này, sau khi sanh sẽ có rất nhiều
sữa cho con bú.
8.- Xoa Tay:
Phương pháp xoa tay rất giản dị và rất dễ
thực hành; đi, đứng , nằm, ngồi gì đều có thể xoa được nên rất tiện lợi.
Trước hết dùng hai lòng bàn tay ma sát lại với nhau đến khi thấy nóng. Rồi dùng lòng bàn tay phải xoa lên lưng bàn tay trái từ 21 đến 36 lần. Sau đó đổi thế, dùng bàn tay trái xoa lên lưng bàn tay phải cũng theo cử động lên xuống, và cũng từ 21 đến 36 lần (Hình P).
Xong động tác xoa lưng bàn tay, đến lượt xoa cổ tay. Dùng lòng bàn tay mặt nắm lấy cổ tay trái và xoa bằng cách kéo lên kéo xuống. Sau đó đổi thế dùng bàn tay trái nắm cổ tay mặt và xoa lên xoa xuống. Mỗi bên xoa từ 21 đến 36 lần động tác (Hình Q).
Trước hết dùng hai lòng bàn tay ma sát lại với nhau đến khi thấy nóng. Rồi dùng lòng bàn tay phải xoa lên lưng bàn tay trái từ 21 đến 36 lần. Sau đó đổi thế, dùng bàn tay trái xoa lên lưng bàn tay phải cũng theo cử động lên xuống, và cũng từ 21 đến 36 lần (Hình P).
Xong động tác xoa lưng bàn tay, đến lượt xoa cổ tay. Dùng lòng bàn tay mặt nắm lấy cổ tay trái và xoa bằng cách kéo lên kéo xuống. Sau đó đổi thế dùng bàn tay trái nắm cổ tay mặt và xoa lên xoa xuống. Mỗi bên xoa từ 21 đến 36 lần động tác (Hình Q).
|
![]() |
![]() |
|
Ðộng tác xoa tay này tuy rất đơn giản, nhưng
công hiệu vô cùng. Vì trên tay có những huyệt đạo sau đây: Thủ Thái Âm Phế Kinh
(liên quan đến phổi), Thủ Dương Minh Ðại Trường Kinh (liên quan đến ruột già), Thủ
Thái Âm Tâm Kinh (Tim), Thủ Thái Dương Tiểu Trường Kinh (ruột non)....Vì chúng
ta chỉ học cách thực hành, nên
không cần đi sâu vào chi tiết các huyệt đạo phân bố như thế nào. Thực ra các
huyệt đạo trên tay đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo trì sức khỏe
của con người. Rất tiếc có nhiều người không hề quan tâm đến lối chữa trị thông
thường nhưng rất hữu hiệu này mà chỉ cầu cạnh vào thuốc men mà thôi.
9.- Xoa Bóp Thắt Lưng:
Thắt lưng là nơi có rất nhiều
huyệt đạo chủ yếu như Luyến Khu, Mệnh Môn, Dương Quang v.v...(Hình R). Hàng
ngày cần phải xoa bóp khu vực quan trọng này để cho nó ấm lên, thì máu huyết sẽ
lưu thông điều hòa làm cho thận, gan, ruột....đều được khỏe mạnh. Ðặc biệt cách
xoa bóp này cũng làm cho cột xương sống linh hoạt, Tủy sống là nơi tạo ra máu
huyết cho cơ thể, là tổng bộ của hệ thần kinh. Dùng hai bàn tay xoa với nhau cho thật nóng, úp lòng bàn tay lên
hai bên xương sống và ngang thắt lưng, xoa lên xoa xuống cho thắt lưng nóng
lên, từ 21 đến 36 động tác. Xoa như vậy thường xuyên
mỗi ngày từ hai hoặc ba lần sẽ trị được chứng đau lưng rất hay. Tuy thuốc trị
đau lưng nhanh chóng hơn, nhưng nó có tính cách nhất thời. Còn trị đau lưng
bằng cách xoa bóp mỗi ngày như vậy bệnh sẽ không tái phát mà còn ngừa được
nhiều chứng bệnh khác phát sinh.
|
![]() |
|
10.- Xoa Bóp Chân:
Chân có hai nơi quan trọng cần phải xoa
bóp mỗi ngày. Ðó là xương đầu gối và huyệt Túc Tam Lý cách nắp xương đầu gối
25cm. (Hình S) và ở mặt trước của ống quyển (ống chân). Theo y lý Ðông Phương,
đầu gối là nơi phát xuất ra các bệnh phong thấp, đau khớp xương và là trung khu
gây cho xương bị lão hóa. Ðể phòng ngừa các bệnh tật này thường xảy ra cho
người trọng tuổi, hàng ngày chúng ta phải xoa bóp nó thì bảo đảm xương cốt rắn
chắc, vững vàng không thua sức lực của thời niên thiếu là bao nhiêu.
|
![]() |
|
Trước hết là xoa bóp xương đầu gối. Phương pháp thực hành
là ngồi trên một chiếc ghế thật vững. Ðặt hai lòng bàn tay lên trên hai đầu
gối.Tay trái đặt lên trên gối trái, tay phải
đặt trên gối phải. Rồi bắt đầu xoa đầu gối theo động tác vòng tròn, cũng từ 21 đến 36 lần.
Sau đó xoa huyệt Túc Tam Lý ở ống chân. Túc Tam Lý
có nghĩa là đi bộ ba cây số. Từ đó chúng ta thấy rằng mọi sự đi đứng của con
người đều nhờ ở lực của huyệt Túc Tam Lý. Bởi thế, ở Trung Quốc thời xưa, phần đông khi dự
định đi bộ đường xa, người ta thường châm cứu huyệt Túc Tam Lý để đi đường ít
bị mỏi mệt.
Ngoài ra đối với những người ăn uống khó tiêu
hóa, thận suy, hàng ngày năng xoa bóp huyệt đạo này, bảo đảm ăn uống biết ngon
và tiêu hóa bình thường trở lại, không còn lo lắng về bệnh bao tử và đường ruột
nữa. Ðể thực hành, chúng ta
ngồi trên ghế, dùng hai bàn tay xoa huyệt này theo chiều lên xuống, mỗi lần là
36 động tác.
Kết luận
Tóm lại, trên đây là mười bí quyết xoa bóp huyệt đạo để thân thể được khỏe mạnh và sống trường thọ. Mỗi ngày chúng ta chỉ cần bỏ ra khoảng 10 đến 15 phút để thực hành phương pháp này liên tục càng lâu ngày, chúng ta sẽ cảm thấy sức khỏe có chiều hướng tiến bộ, ít bệnh tật và yêu đời hơn.
Tóm lại, trên đây là mười bí quyết xoa bóp huyệt đạo để thân thể được khỏe mạnh và sống trường thọ. Mỗi ngày chúng ta chỉ cần bỏ ra khoảng 10 đến 15 phút để thực hành phương pháp này liên tục càng lâu ngày, chúng ta sẽ cảm thấy sức khỏe có chiều hướng tiến bộ, ít bệnh tật và yêu đời hơn.
Ðặc biệt đối với người trọng tuổi, vào mùa
lạnh, cần quan tâm đến việc xoa bóp huyệt đạo nhiều hơn. Không phải ở trong nhà có máy sưởi, mặc áo ấm là có thể chống
lạnh đầy đủ. Chống lạnh bằng cách này, thân thể co rút, không hoạt động dễ gây
ra nhiều loại bệnh tật.
Ðiều cần yếu chúng ta phải tập thể
dục, đi bộ và xoa bóp huyệt đạo thì sự chống lạnh của cơ thể mới có tính cách
tự nhiên và còn đề phòng được bệnh tật phát sinh nữa y học.
Subscribe to:
Posts (Atom)